Nếu bạn đang học tập và làm việc trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chắc chắn sẽ không quá xa lạ với thuật ngữ quen thuộc SCM. Vậy SCM là gì, cùng tìm hiểu ngay một số thông tin cơ bản về thuật ngữ liên quan đến chuỗi cung ứng ở ngay bài viết dưới đây nhé.

SCM là gì

SCM là gì? 

SCM là cụm từ viết tắt Tiếng Anh “Supply Chain Management”  với nghĩa gốc là “Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng”. Vậy SCM nghĩa là gì? Chúng ta có thể hiểu theo một cách đơn giản là cụm từ SCM để biểu thị một hệ thống chuỗi cung ứng hoàn chỉnh trong việc sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp hay một tổ chức nào đó. 
Cụm từ này thường được dùng tương đối phổ biến trong một số lĩnh vực như: Marketing; Tài chính doanh nghiệp; Phát triển và nghiên cứu sản phẩm, quy trình sản xuất; Dịch vụ vận tải, Dịch vụ khách hàng;...

SCM là gì

Vai trò của việc phát triển và hình thành hệ thống quản lý chuỗi cung ứng: 
Nhiệm vụ chính của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM) này có tác dụng cung cấp các giải pháp tối ưu hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong các trường hợp có thể xảy ra. Ở đây, các bộ phận trong doanh nghiệp, thuộc hệ thống có thể dễ dàng tương tác, liên kết chặt chẽ với nhau để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất cũng như vận hành trơn tru khâu phân phối sản phẩm đến khách hàng. 

Hệ thống SCM bao gồm những thành phần chính nào?

Đã là một hệ thống hoàn chỉnh, SCM bao gồm đầy đủ các thành phần chính quan trọng dưới đây: 

Supplier - nhà cung ứng

Supplier là một trong những thành phần vô cùng quan trọng mở đầu bất kỳ một chuỗi cung ứng nào đó. Supplier là gì? Nhà cung ứng là gì? Các cụm từ này chỉ chung các doanh nghiệp chuyên cung cấp nguyên liệu đầu vào dưới hình thức là sản phẩm, nhiên vật liệu hoặc dịch vụ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng (có thể là khách hàng cá nhân hoặc khách hàng doanh nghiệp).

SCM là gì

Tham khảo thêm: Supplier là gì? Vai trò quan trọng của nhà cung ứng trong SCM

Producer - nhà sản xuất

Đúng theo tên gọi, đơn vị đóng vai trò nhà sản xuất sẽ tiếp nhận nguyên liệu đầu vào từ phía nhà cung cấp, thực hiện việc sản sản xuất đóng gói hàng hóa, sẵn sàng giao tới tay khách hàng tiêu dùng. 

SCM là gì

Customer - khách hàng

Đây là thành phần cuối mỗi chuỗi cung ứng, là đối tượng sử dụng các sản phẩm dịch vụ được cung cấp trong quy trình sản xuất kể trên. 

SCM là gì

>>> MOQ là gì? Khái niệm MOQ khi order hàng Trung Quốc

Các hoạt động chính trong hệ thống SCM

Hoạt động sản xuất

Hoạt động sản xuất vốn gồm rất nhiều các quy trình nhỏ từ việc nghiên cứu thị trường, định vị khách hàng, thu mua nguyên liệu đầu vào, công thức sản xuất đến khâu đóng gói,... đều cần đến những chuyên gia tương ứng, đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt yêu cầu về chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. 

SCM là gì

Vận chuyển

Để có thể đưa nguồn nguyên liệu đầu vào đến nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến tay khách hàng tiêu dùng, hoạt động vận chuyển đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay, tại Việt Nam đang phổ biến một số hình thức vận chuyển dưới đây: 

  • Vận chuyển theo đường bộ: Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi tính linh hoạt,phù hợp với nhiều loại mặt hàng, mức chi phí hợp lý, thời gian vận chuyển tương đối ngắn. Tuy nhiên, hình thức vận chuyển này sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi các điều kiện tự nhiên. Hiện nay, khách hàng có nhu cầu nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam kinh doanh sẽ lựa chọn các đơn vị vận chuyển theo đường bộ qua các cửa khẩu phía Bắc. Nhập hàng China là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhập hàng - vận chuyển hàng Trung - Việt, với nhiều năm kinh nghiệm chắc chắn sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất. 
  • Vận chuyển theo đường thủy: Đường thủy được biết đến là hình thức vận chuyển tiết kiệm chi phí nhất, phù hợp với các ngành hàng máy móc nặng, cồng kềnh. Tuy nhiên, việc vận chuyển bằng đường thủy sẽ mất thời gian khá lâu đồng thời có nhiều hạn chế về cảng, bến, địa điểm nhận hàng. 
  • Vận chuyển theo đường sắt: Hiện nay, hệ thống đường sắt tại Việt Nam vẫn duy trì hoạt động khá tốt, nhất là hoạt động vận chuyển hàng hóa. Tương tự như đường thủy, vận chuyển theo đường sắt sẽ khá giới hạn về địa điểm nhận hàng, chủ yếu sẽ là các nhà ga lớn ở các thành phố lớn. 
  • Vận chuyển theo đường hàng không: Ưu điểm lớn nhất của hình thức này là thời gian vận chuyển ngắn, có thể vận chuyển đến các địa điểm xa trong nước và nước ngoài. Chi phí cho hình thức vận chuyển này tương đối cao, nên hầu hết phù hợp với các loại sản phẩm có khối lượng nhỏ và giá trị cao. 
  • Vận chuyển theo đường điện tử: Với hình thức vận chuyển này sẽ có một số loại sản phẩm đặc thù là các loại dịch vụ, phần mềm,âm thanh, hình ảnh,... sản phẩm mang tính sáng tạo. 
  • Vận chuyển theo đường ống: Vận chuyển các loại sản phẩm là chất lỏng như: dầu khí, dầu mỏ, ga, khí đốt,...

>>> Thời gian vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam mất bao lâu?

SCM là gì

Xử lý tồn kho

Hàng hóa sản xuất số lượng lớn trong một thời gian ngắn không thể phân phối và tiêu thụ hết, thậm chí sẽ có hàng hóa tồn kho. Do đó hoạt động quản lý chi phí lưu trữ hàng tồn kho là vô cùng quan trọng. 

SCM là gì

Hi vọng với những chia sẻ ở bài viết trên, các bạn đã có thêm một số thông tin cơ bản về SCM - hệ thống chuỗi quản lý cung ứng, phục vụ công việc kinh doanh sắp tới. 

Đăng Ký Tài Khoản

Đăng kí tham gia Nhập hàng China ngay để được tư vẫn miễn phí về tìm nguồn hàng, nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam.

ĐĂNG KÝ NGAY!

Bài Viết Liên Quan